Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Tin tức sự kiện | Người có công thứ năm, Ngày 12/08/2021, 09:49

Một số điểm mới nổi bật của Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 2020


Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIV) ban hành ngày 09-12-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2021. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, được sửa đổi bổ sung năm 2020 nhiều điểm mới so với Pháp lệnh năm 2005, bổ sung năm 2012, mục đích hướng tới nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng đối tượng người được hưởng ưu đãi, cụ thể:

 

Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, cụ thể: quy định rõ hơn những đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng (CM) bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ; vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động CM mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và bảo hiểm y tế ….Mở rộng đối tượng người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975 (Pháp lệnh cũ quy định trước 30/4/1975)….

 

Bổ sung thêm một số chế độ ưu đãi mới: Bổ sung chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người hoạt động cách mạng tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 13 (trước đây chỉ được hưởng khi người hoạt động cách mạng chết); chế độ BHYT đối với vợ/chồng liệt sĩ lấy chồng/vợ khác; quy định bổ sung chế độ trợ cấp tuất hàng tháng bằng 03 lần mức chuẩn đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng (quy định hưởng theo trợ cấp tuất liệt sĩ); bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần khi người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết hoặc chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi; chế độ trợ cấp 1 lần cho thân nhân khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi; chế độ trợ cấp 1 lần cho thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến chết và một số chế độ ưu đãi khác…….;

 

Bên cạnh đó, cũng bỏ một số chính sách không còn phù hợp: Pháp lệnh lần này không tiếp tục công nhận bệnh binh mới, trừ trường hợp công nhận bệnh binh với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm và thôi phục vụ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân tại khoản 1 Điều 26; bỏ chế độ trợ cấp tuất hàng tháng và bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (vì thực tế số đối tượng này không còn sống)….

 

Pháp lệnh ưu đãi người có công 2020 quy định chặt chẽ hơn điều kiện, tiêu chuẩn người có công, cụ thể như: về điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; về điều kiện công nhận liệt sĩ …

 

Pháp lệnh quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan, cụ thể: giao cho Chính phủ quy định về thủ tục hồ sơ (trước đây Bộ Lao động - TBXH quy định); quy định chi tiết danh mục địa danh, Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học tại khoản 2 Điều 29 (trước đây giao cho Bộ Y tế quy định).

 

Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020 cũng nêu cụ thể các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với CM gồm: Ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc các nguồn lực hợp pháp khác.

 

Một số chế độ chính sách mới được bổ sung nhằm động viên tinh thần, vật chất đối với người có công với cách mạng và thân nhân, bên cạnh đó đã giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Pháp lệnh trước đây, đáp ứng được nguyện vọng của người có công với cách mạng và thân nhân của họ./.

                                                                                                 

Nguồn tin: Ngô Thị Thanh Trúc


Bản in