Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Tin tức sự kiện | Tin ngành thứ sáu, Ngày 27/12/2019, 13:52

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2020


Phát huy những kết quả đạt được năm 2018, năm 2019 thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành chương trình công tác năm 2019 với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 109 nhiệm vụ, đề án, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể. Với sự nỗ lực phấn đầu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực.

 

Hình ảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông

 

 

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao với chất lượng được nâng lên rõ rệt: Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị khoảng 3,12%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 24%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,3% so với cuối năm 2018, riêng các huyện nghèo giảm gần 5%; hoàn thành 100% đề án, nhiệm vụ được giao trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

 

Trong năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao xây dựng 20 Đề án thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tích cực thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành và trình 20 Đề án bảo đảm đúng tiến độ. Trong đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 01 Bộ luật, ban hành 01 Nghị quyết gia nhập Công ước; Ban Bí thư đã ban hành 01 Chỉ thị; Chủ tịch nước Ban hành 01 Quyết định gia nhập Công ước; Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Quyết định.

 

Tiếp tục triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp; thực hiện hiệu quả Dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp, Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020), Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 các chương trình, dự án khác về phát triển giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Đến nay cả nước có 1.912 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm: 402 trường cao đẳng, 466 trường trung cấp, 1.044 trung tâm giáo dục nghề nghiệp).

 

Tuyển sinh dạy nghề đạt trên 2,33 triệu người, là năm thứ hai liên tiếp tuyển sinh vượt kế hoạch; giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả tích cực, tỷ lệ giảm nghèo năm 2019 giảm 1,35%, đến nay hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4%; theo tiêu chí của Liên hợp quốc, chúng ta còn 1,45%, đáng phấn khởi là đã xuất hiện nhiều tấm gương vươn lên thoát nghèo, tự viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo tại một số địa phương.

 

Về lĩnh vực người có công, qua hơn 3 năm đã giải quyết chế độ hoặc giải đáp, trả lời đối với 100% số hồ sơ rà soát tại thời điểm ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH - trên 6000 hồ sơ), trong đó đã xác nhận trên 2.000 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh. Hiện nay, đang tiếp tục xem xét theo hướng mở rộng phạm vi đến các ngành, cấp huyện, xã và trong nhân dân và theo báo cáo của các địa phương, có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có tồn đọng.

 

Toàn Ngành đã tổ chức rà soát, sắp xếp lại bộ máy, giảm trên 100 các phòng, ban, rà soát, sắp xếp giảm 133 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đạt 10,8% chỉ tiêu Nghị quyết Trung ương.

 

Các lĩnh vực bảo trợ xã hội; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; hợp tác quốc tế; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển, có nhiều tiến bộ.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, thách thức như: Công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam vẫn còn hạn chế; chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn thấp. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chậm được khắc phục. Đời sống của đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn. Tệ nạn ma túy, mại dâm ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, không có chiều hướng giảm.

 

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; quán triệt phương châm hành động của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục kiên định với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” với 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành là:

 

1. Tập trung cho công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế.

 

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc.

 

3. Tạo lập đầy đủ, đồng bộ các yếu tố và điều kiện cơ bản để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ với các loại thị trường khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hình thành một thị trường lao động hiện đại, thông suốt và hội nhập, nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

 

4. Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện đầy đủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.

 

5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.

 

 

 

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

Chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao:

1. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị dưới 4%.

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 25%.

3. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%; riêng các huyện nghèo nghèo giảm 4%.

Chỉ tiêu ngành:

1. Tạo việc làm cho 1.610 nghìn người, trong đó: Tạo việc làm trong nước cho 1.480 nghìn người; đưa 130 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt  33,5%.

3. Tuyển mới giáo dục nghề nghiệp khoảng 2.260 nghìn người, trong đó: Trình độ trung cấp và cao đẳng 580 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.680 nghìn người (trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg cho 1.000 nghìn người).

4. Tốt nghiệp học nghề theo các trình độ đào tạo khoảng 2.190 nghìn người, trong đó: Tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp khoảng 510 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.680 nghìn người.

5. 99,7% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.

6. 99,5% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ người có công.

7. 100% các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

8. 85% các đối tượng người khuyết tật được tiếp cận tối thiểu một trong các dịch vụ xã hội.

9. 72% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp.

10. Duy trì 55% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

11. Tỷ lệ số người nghiện được điều trị và cai nghiện so với số người nghiện có hồ sơ quản lý đạt 72%.

12. 100% các trường hợp nạn nhân bị buôn bán đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

 

 

Nguồn tin: Nguyễn Văn Phú


Bản in