Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Tin tức sự kiện | Tin ngành thứ sáu, Ngày 19/07/2024, 09:11

Triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với quyết tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

 

Ngày 18/7, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hồi; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 63 tỉnh, thành phố.

 

Quảng Bình luôn chú trọng công tác an sinh xã hội

 

Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho biết: sau 35 năm tái lập tỉnh, phát huy truyền thống anh hùng “quật khởi”, trên quê hương “hai giỏi” (chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Bình nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu to lớn, quan trọng. Từ một tỉnh nghèo, Quảng Bình đang tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có, nhất là du lịch để phát triển. Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch đúng hướng; tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt trên 7%. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí chuyển biến tích cực.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng phát biểu chào mừng Hội nghị

 

Đặc biệt, công tác an sinh xã hội luôn được chú trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác lao động, người có công và xã hội luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 

Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, tỉnh có trên 14.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó có gần 2.900 lao động được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần rất lớn vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 1%, đến nay còn 3,9%, với khoảng 10.000 hộ nghèo.

 

Công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công tiếp tục được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới… được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

“Những thành tựu đạt được đã góp phần xây dựng quê hương Quảng Bình ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh, văn minh, cho thấy sự phấn đấu, nỗ lực quyết tâm lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh nhà. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội” - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng đánh giá.

 

Toàn cảnh hội nghị

 

Công tác xây dựng văn bản cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ

 

Báo cáo tóm tắt kết quả công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2024 nêu rõ, quán triệt phương châm điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và tinh thần “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” và “5 đẩy mạnh” của Chính phủ, Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng đã tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, đúng hướng, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời để triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch công tác và chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm; nắm bắt tình hình thực tế liên quan đến các lĩnh vực của ngành để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã trình 09 Đề án (02 Luật và 07 Nghị định). Đặc biệt, với chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ, sự nỗ lực của đơn vị tham mưu, Bộ đã hoàn thành và trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với với tỷ lệ tán thành rất cao. Đồng thời, đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch đề ra góp phần hoàn thiện thể chế về lao động, người có công và xã hội.

 

51,4 triệu lao động có việc làm

 

Đối với nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, Bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm duy trì lực lượng lao động ổn định, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tính chung 6 tháng, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên cả nước là 52,5 triệu người, tăng 196.600 người so với cùng kỳ; lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 195.700 người so với cùng kỳ; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm là 51,4 triệu người; cả nước có gần 119,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước được đẩy mạnh; công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quản lý chặt chẽ hơn. Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài là 78.640 lao động, đạt 62.91% kế hoạch; trong đó có 23.845 lao động nữ.

 

Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Ước đến hết tháng 6, số người tham gia BHXH đạt khoảng 18,3 triệu, chiếm 39,05%; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,2 triệu, tăng 1,67% so với cùng kỳ 2023.

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung biểu dương những nỗ lực của toàn ngành

 

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2024; tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác; rà soát, sắp xếp mạng lưới CSGDNN, tính đến tháng 6/2024, tổng số cơ sở GDNN là 1.878 cơ sở.

 

Trong lĩnh vực người có công, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng, tăng 35,7%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã thực hiện chi trả trợ cấp cho 1.091.324 người; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp mới 239 Bằng Tổ quốc ghi công, cấp lại 4.651 Bằng Tổ quốc ghi công, cấp trích lục 86 hồ sơ liệt sĩ, tra cứu hơn 5.500 bộ hồ sơ.

 

Bộ cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về giảm nghèo theo quy định; triển khai thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng chính sách về công tác cai nghiện ma túy; phòng, chống mại dâm và phòng, chống mua bán người; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024…

 

Ngoài ra, công tác tổ chức bộ máy và quản lý, sử dụng biên chế tiếp tục được thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 thuộc phạm vi của Bộ; triển khai Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số và xây dựng các dịch vụ công trực tuyến, kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 

 

Khẩn trương cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

 

Để triển khai nhanh, hiệu quả, đồng bộ các chính sách, giải pháp đã ban hành nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, những tháng cuối năm 2024, Bộ yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp điều hành đã đề ra tại Quyết định số 90/QĐ-LĐTBXH ngày 19/01/2024 của Bộ trưởng, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023; hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo chất lượng, tiến độ.

 

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương; tập trung cho công tác tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; thúc đẩy đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao.

 

Hoàn thiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích; đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt; trợ giúp xã hội, công tác xã hội theo hướng nâng cao mức trợ cấp xã hội, mở rộng đối tượng trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, bao trùm, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ xã hội cơ bản; thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội …

 

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh chia sẻ về nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024

 

Tại Hội nghị, lãnh đạo một số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị chức năng của Bộ đã trực tiếp giải đáp các lĩnh vực về lao động việc làm, giáo dục nghiệp, giảm nghèo bền vững… góp phần tháo gỡ các khó khăn cho địa phương.

 

Hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ năm 2024

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận những nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2024.

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Từ đầu năm đến nay, bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Trong điều kiện đó, ngành cũng phải đối mặt với những rủi ro mới, thiên tai, lũ, bão, hạn hán, diễn biến bất thường làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, sinh kế của người dân.

 

“Trước khó khăn đó, Bộ đã tham mưu cho Trung ương ban hành triển khai Nghị quyết số 42-NQ/TW với rất nhiều vấn đề lớn, nền tảng. Chuyển từ an sinh xã hội sang chính sách xã hội, từ ổn định và đảm bảo sang đảm bảo và phát triển, đây chính là nền tảng để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ XIV; đồng thời phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm bảo đảm bền vững của Liên hợp quốc. Tiếp đến là tham mưu cho Quốc hội ban hành và sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội với 9 nội dung đột phá” - Bộ trưởng chia sẻ.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

Với thị trường lao động, ngành đã cơ bản đảm bảo cung cầu lao động; các chỉ tiêu giảm nghèo cơ bản đạt, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực…

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý một số lĩnh vực của ngành còn tồn tại như: Tình trạng thiếu việc làm, việc làm chưa bền vững; giải ngân đầu tư công còn chậm. Tình trạng trẻ em đuối nước, tai nạn thương tích, bị xâm hại; tai nạn lao động gia tăng và nhiều xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng; chuyển đổi số của toàn ngành và cải cách hành chính chưa có chuyển biến rõ nét. Tình trạng đùn đấy, né tránh công việc còn xảy ra…

 

Chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Tập trung nghiên cứu tham mưu cơ chế, chính sách, hoàn thiện các chính sách để trình Quốc hội. Đối với các địa phương, cần tham mưu nhiều hơn cho cấp ủy chính quyền tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan tới đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời các chính sách xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực người có công và bảo trợ xã hội.

 

Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu tập trung đào tạo nhân lực một số lĩnh vực mới nổi, kĩ sư, chíp bán dẫn hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.

 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh: Cần tập trung nâng cao năng lực phân tích, chủ động dự báo cung cầu việc làm, việc làm mới, việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng; tăng cường đối thoại chính sách, xây dưng quan hệ hài hòa ổn định và phát triển tiến bộ.

 

Đối với lĩnh vực người có công, hình thành ngân hàng Gen ADN liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân trực tiếp đồng bộ với cơ sở dữ liệu dân cư…

 

theo https://www.molisa.gov.vn/


Bản in