Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Lao động việc làm và giáo dục nghề nghiệp thứ tư, Ngày 05/10/2022, 23:05

Thúc đẩy gắn kết giữa doanh nghiệp với GDNN thông qua mô hình “Hội đồng kĩ năng ngành”


“Một trong những chủ đề hiện nay các đối tác quốc tế quan tâm, cũng là trọng tâm của GDNN trong thời gian tới là thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng ngành, hoặc các mô hình tương tự”. Đây là nội dung được ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN chia sẻ tại Hội thảo Đối tác phát triển lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam năm 2022, diễn ra sáng 05/10, tại Hà Nội.

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, Hội thảo Đối tác phát triển trong lĩnh vực GDNN tại Việt Nam là diễn đàn thường niên được Tổng cục phối hợp với ĐSQ Đức tổ chức nhằm chia sẻ, cập nhật thông tin về thực trạng, ưu tiên, định hướng phát triển GDNN tại Việt Nam, theo đó, kêu gọi sự hợp tác, đồng hành, hỗ trợ của các đối tác quốc tế để thúc đẩy lĩnh vực GDNN và phát triển kỹ năng, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

 

301438efd88f1fd1469e.jpg

Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu tại Hội thảo

 

“Một trong những chủ đề hiện nay các đối tác quốc tế quan tâm, cũng là trọng tâm của GDNN trong thời gian tới là thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng ngành, hoặc các mô hình tương tự” -  ông Phạm Vũ Quốc Bình chia sẻ.

 

Theo ông Phạm Vũ Quốc Bình, trong 08 nhóm giải pháp phát triển GDNN trong giai đoạn tới, giải pháp đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng được tập trung ưu tiên triển khai sớm.

 

Tổng cục đã triển khai việc thúc đẩy hoạt động gắn kết giữa GDNN với doanh nghiệp, thị trường lao động nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động, đồng thời, tăng cường công tác dự báo nhu cầu lao động, tuy nhiên, các hoạt động này còn hạn chế, sự tham gia của các bên liên quan trong GDNN còn chưa thật sự hiệu quả, do đó, việc sự báo nhu cầu kỹ năng, lao động nhằm định hướng cho công tác đào tạo thực sự là một thách thức. Chính vì vậy, một trong những hoạt động quan trọng trong giải pháp gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động là “Thí điểm thành lập một số hội đồng kỹ năng nghề/nhóm nghề trọng điểm trong giai đoạn 2021 – 2025; trên cơ sở đánh giá, tổng kết sẽ mở rộng cho các nghề/nhóm nghề khác trong giai đoạn 2026 – 2030”.

 

334fcae92a89edd7b498.jpg

Tham tán Phát triển, Đại sứ quán CHLB Đức – ông Santiago Alonzo Rodriguez phát biểu tại Hội thảo

 

Đồng quan điểm với ông Phạm Vũ Quốc Bình, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán CHLB Đức – ông Santiago Alonzo Rodriguez cho rằng, hợp tác với doanh nghiệp được xác định là yếu tố truyền thống, then chốt về chất lượng và tính thích ứng của giáo dục nghề nghiệp. Kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp với vị thế là đồng chủ thể của quá trình đào tạo là mô hình đào tạo hiệu quả nhất trong giáo dục nghề nghiệp.

 

Theo ông Santiago Alonzo Rodriguez, để thu hút các đối tác trong xã hội vào quá trình giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế hợp tác bài bản và có khuôn khổ để có thể quy định sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong lĩnh vực phát triển kỹ năng.

 

“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác và hỗ trợ Việt Nam, trước mắt là thành lập Hội đồng Kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực như lĩnh vực Năng lượng tái tạo" - ông Santiago Alonzo Rodriguez cho hay.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe kinh nghiệm, các bài nghiên cứu của các đại diện quốc tế, các đối tác phát triển về mô hình Hội đồng kĩ năng ngành và các mô hình tương tự cũng như các khuyến nghị để áp dụng mô hình Hội đồng kĩ năng ngành phù hợp với thực tế của Việt Nam.

 

Chia sẻ về mô hình Hội đồng kĩ năng, bà Afsana Rezaie – Phó Giám đốc Chương trình đổi mới GDNN Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh việc gắn kết doanh nghiệp được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm trong phát triển nghề nghiệp.

 

“Sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc tư vấn và triển khai các chính sách về GDNN còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp GDNN hiện chưa có đầy đủ kỹ năng nghề và kỹ năng mềm phù hợp với ngành. Sự phát triển, chuyển đổi số và chuyển đổi kinh tế bền vững đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, cần thiết phải thành lập Hội đồng kĩ năng” – bà Afsana Rezaie nói.

 

116738f9d8991fc74688.jpg

Toàn cảnh Hội thảo Đối tác phát triển lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam năm 2022

 

Theo bà Afsana Rezaie, thành viên Hội đồng kĩ năng gồm có: người sử dụng lao động, hiệp hội ngành nghề, phòng thương mại; đại diện người lao động, công đoàn; các cơ quan bộ ngành chính phủ; các cơ sở GDNN và các cơ quan chuyên môn.

 

Hội đồng kỹ năng có chức năng tư vấn cho chiến lược và xây dựng chính sách GDNN; hỗ trợ thông tin thị trường lao động – Dự báo kỹ năng; xây dựng và cập nhật trình độ và tiêu chuẩn nghề nghiệp; tạo điều kiện hợp tác giữa các cơ sở GDNN, học viên và nhà tuyển dụng (ví dụ tập nghề, đào tạo tại doanh nghiệp, v.v…); cùng tham gia tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ cho học viên và người lao động; tạo điều kiện việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; hỗ trợ đảm bảo chất lượng của các nhà cung cấp đào tạo, các khoá học và người đánh giá.

 

Đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam, bà Afsana Rezaie cho rẳng, Việt Nam cần thành lập Hội đồng Kỹ năng ở các cấp khác nhauvới đại diện của chính quyền/hành chính quốc gia, tỉnh và địa phương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, công đoàn và các cơ sở GDNN với tư cách là Cơ quan tư vấn.

 

Đại diện người chủ sử dụng lao động, bà Bùi Thị Ninh – Trưởng phòng Giới sử dụng lao động VCCI TP. HCM cho rằng, trong bối cảnh thiếu hụt lao động có kỹ năng, hệ thống thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, tác động của tình hình kinh tế xã hội và công nghệ lên nhu cầu của thị trường lao động, hình thức đào tạo linh hoạt hơn, vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ngành càng tăng.. nhưng chưa có mô hình gắn kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN một cách chính thống và bền vững.

 

Do đó, theo bà Bùi Thị Ninh cần thiết có một mô hình gắn kết doanh nghiệp trong GDNN một cách toàn diện và khả thi. Cần xem xét các mô hình thí điểm thành công và thất bại để đưa ra mô hình gắn kết các bên liên quan phù hợp. Cùng với đó rà soát và ban hành các chính sách liên quan, tạo điều kiện cho sự hình thành và hoạt động hiệu quả của các mô hình gắn kết này.

 

Những thông tin, bài học kinh nghiệm từ Hội thảo sẽ giúp đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam bổ sung, hoàn thiện chính sách và giải pháp ứng phó nhằm khắc phục các khó khăn mà hệ thống GDNN Việt Nam đang gặp phải hiện nay và trong thời gian tới. Đặc biệt là đóng góp trực tiếp vào dự thảo Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.

 

 

Theo: http://www.molisa.gov.vn


Bản in