Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Trẻ em và bình đẳng giới thứ tư, Ngày 17/04/2024, 14:00

Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật


Ngày 15/4/2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 664/SLĐTBXH-TE&BĐG về việc tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật

 

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

 

Bạo lực, xâm hại trẻ em đang là vấn nạn của toàn xã hội, hậu quả mà các em phải gánh chịu là những tổn thất về sức khỏe, thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại tương lai các em. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, tình trạng sử dụng lao động trẻ em vào mục đích kinh doanh karaoke, massage tại một số địa phương gây bức xúc và xôn xao dư luận.

 

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; xử lý kịp thời các vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa các tổn hại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung sau:

 

(1) Đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố:

 

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 4266/UBND-KGVX, ngày 19/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 651/KH-UBND, ngày 5/11/2020 thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-TTg, ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 01/03/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 439/KH-UBND, ngày 29/06/2021 triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Công văn 4902/UBND-KGVX, ngày 29/8/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

 

- Các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai nhiệm vụ chuyên môn theo thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em; nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý và tinh thần trách nhiệm được giao trong việc thực hiện công tác trẻ em.

 

- Thực hiện kịp thời, hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

 

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý vi phạm sử dụng lao động trẻ em tại địa phương; giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ bạo lực, xâm hại, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật tại địa phương.

 

(2) Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo

 

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường và can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

 

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục trong việc theo dõi, giám sát để phát hiện các biểu hiện, dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại của học sinh để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp và phối hợp với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, giải quyết.

 

- Phối hợp và thực hiện xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra vụ xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục.

 

- Thực hiện công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa lao động trẻ em cho học sinh, giáo viên. Hỗ trợ trẻ em có nguy cơ thành lao động trẻ em, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông.

 

(3) Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ và các thành viên về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong gia đình; trách nhiệm của gia đình trong việc thông báo, tố giác kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em đến các cơ quan chức năng để xử lý, giải quyết.

 

- Thực hiện các giải pháp bảo vệ, phòng ngừa xâm hại trẻ em trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa và việc tổ chức các hoạt động văn hóa bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận môi trường văn hóa lành mạnh.

 

(4) Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông

 

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh ưu tiên dành thời lượng phát sóng các chương trình phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em và gia đình của trẻ em bị xâm hại khi đưa tin, bài.

 

- Triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong đó tập trung ngăn chặn các trang web, trò chơi có tính chất bạo lực, khiêu dâm; ngăn chặn và xử lý các trường hợp phát tán hình ảnh, thông tin làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

 

(5) Đề nghị Sở Y tế

 

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đơn vị giám định trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách ưu tiên khám, chữa bệnh và giám định đối với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại (thực hiện giám định khi có trưng cầu hoặc yêu cầu giám định theo quy định hiện hành).

 

(6) Đề nghị Sở Tư pháp

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Hướng dẫn, đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý trong quá trình giải quyết các vụ xâm hại trẻ em.

 

(7) Đề nghị Ban Dân tộc tỉnh

 

 Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức, thay đổi hành vi của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

(8) Đề nghị Công an tỉnh

 

- Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc xâm hại trẻ em đang tồn đọng (nếu có); kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc xâm hại trẻ em.

 

- Chỉ đạo lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi sử dụng môi trường mạng xâm hại trẻ em.

 

- Thực hiện công tác phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật khi có đề nghị của cơ quan chức năng và qua theo dõi, điều tra, nắm bắt địa bàn. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác bảo vệ, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bóc lột sức lao động; chỉ đạo công an các huyện, thành phố điều tra, xác minh các thông tin liên quan đến trẻ em có nguy cơ, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

 

(9) Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh:

 

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và các cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em. Chỉ đạo Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em đúng quy định của pháp luật.

 

(10) Đề nghị Uỷ ban Mặt trặn Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn và các tổ chức chính trị

 

- Theo chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân quan tâm, chăm lo, bảo vệ trẻ em; kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác, lên án mạnh mẽ các hành vi xâm hại trẻ em đến các cơ quan chức năng để xử lý, giải quyết.

 

- Truyền thông, giáo dục tư vấn pháp luật, chinh sách về lao động trẻ em; vận động gia đình không để trẻ em bỏ học, lao động trái quy định của pháp luật, đặc biệt đối với các hộ nghèo, cận nghèo, địa bàn có điều kình kinh tế - xã hội khó khăn.

 

(11) Đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

 

- Tích cực thông tin, tuyên truyền đến cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình tăng cường trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

 

- Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

 

- Thực hiện kịp thời các hoạt động hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại xảy ra trên địa bàn; lập hồ sơ, quản lý, theo dõi và xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, ngày 09/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em và thực hiện chế độ báo cáo các vụ xâm hại theo đúng quy định.

 

- Kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật, chính sách về phòng chống xâm hại trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng lao động trái quy định của pháp luật.

 

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc gây bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; không kịp thời tiến hành các biện pháp hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị xâm hại, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật tại địa phương.

 

                                                                                                        Hoàng Thị Vân


Bản in