Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Trẻ em và bình đẳng giới thứ hai, Ngày 27/05/2024, 22:10

Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em


Trong thời gian qua, các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương đã quan tâm triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước nói riêng, tuy nhiên tình hình đuối ở trẻ em chưa có dấu hiệu giảm. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn đuối nước làm 18 trẻ em tử vong. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 94% số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.

Nguyên nhân khách quan:

- Tỉnh ta có nhiều hệ thống ao, hồ, sông, suối tự nhiên; bên cạnh đó, còn có các đập thủy điện, thủy lợi, các ao, hồ không an toàn do người dân tự đào để tích nước tưới cây nông nghiệp…, thời tiết nắng nóng trong những tháng gần đây, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đuối nước trẻ em rất cao.

- Một nguyên nhân khác xuất phát từ chính đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em thường hiếu động, ham vui, thích rủ nhau đi tắm song, suối, ao, hồ…, trong khi các em lại không biết bơi, thể lực còn yếu, không có kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

 Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng, trong nhà trường, trong gia đình đôi lúc hiệu quả chưa cao.

- Trẻ em ở những địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội tiếp cận với khu vui chơi, giải trí, sân chơi an toàn, nhất là thiếu các dịch vụ, bể bơi công cộng…

- Gia đình, nhà trường chưa quan tâm đúng mức trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là công tác dạy bơi và các kỹ năng cơ bản để đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Thực tế cho thấy việc tăng cường dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước, xử lý tình huống xấu nhất cho trẻ em là một trong những giải pháp quan trọng, quyết định trong công tác phòng ngừa đuối nước đối với trẻ em, kéo giảm tỷ lệ trẻ em bị đuối nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Nhiệm vụ thực hiện:

Sở Lao động -TB&XH đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình nhắc nhỡ qua tin nhắn điện thoại cho phụ huynh học sinh, thầy cô trực tiếp nhắc nhỡ học sinh và phối hợp Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil  ký kết Kế hoạch mở 04 lớp dạy bơi miễn phí cho 80 em học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, xã Đắk NĐrót, huyện Đắk Mil; tiến hành lắp đặt 80 biển cảnh báo phòng, chống đuối nước tại các ao, hồ, đập, sông, suối có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em trên địa bàn huyện Đắk Mil; cấp phát sách, tài liệu phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 720 cuốn cho các Trường tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Cư Jút.

Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 599/KH-UBND, ngày 30/8/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030 và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia triển khai chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tăng cường công tác truyền thông phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 984/UBND-KGVX, ngày 26/02/2024 về việc triển khai Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Trẻ em năm 2023; Công văn số1434/UBND-KGVX, ngày 14/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em năm 2024; Công văn số 2478/UBNDKGVX, ngày 4/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kết luận của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, tăng cường công tác truyền thông về phòng chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trực quan thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, tờ rơi, các biển báo nguy hiểm …; tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên và các bậc phụ huynh về tăng cường giám sát trẻ em, cảnh báo các nguy cơ đuối nước và biện pháp phòng tránh; triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường học, lớp học, từng học sinh. Đặc biệt lưu ý tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, theo dõi, trông giữ giám sát, nhắc nhỡ trẻ em về nguy cơ bị đuối nước, các khu vực có nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em như: Hồ tích nước tưới tiêu tại vườn, rẫy, đặc biệt là hồ tích nước tự tạo bằng bạt tại các vườn, rẫy, ao, hồ, sông, suối, thác, hố công trình, giếng nước.

Các giải pháp chủ yếu:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và các Sở, ngành liên quan tích cực triển khai các điều kiện đáp ứng cho việc dạy bơi an toàn, dạy kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Triển khai, thực hiện Kế hoạch Chương trình số 76-CTr/TU, ngày 13/5/2024 của Ban thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 01/3/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 599/KH-UBND, ngày 30/8/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2024-2030.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, cần được triển khai với các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt cha mẹ, người thân hay thầy cô giáo phải là những người đi đầu trong việc giám sát, khuyên răn, nhắc nhở, cảnh báo con em mình để các em luôn ý thức được sự nguy hiểm của việc đi tắm, đi bơi lội ở sông, rạch, ao, hồ … Làm rào chắn an toàn xung quanh ngôi nhà mình và chủ động cho con em mình đi học bơi an toàn và học các kỹ năng an toàn, làm quen với môi trường nước, học cách bảo vệ bản thân trong tình huống xấu, đồng thời tạo điều kiện để các em nâng cao ý thức và có kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước hạn chế mức thấp nhất các vụ đuối nước thương tâm xảy ra./.

         

Nguyễn Thị Thu Diệu


Bản in