Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Chuyển đổi số thứ sáu, Ngày 19/07/2024, 14:34

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng Tỷ trọng GDP từ 11,91% năm 2021 lên 16,5% năm 2023


Sáng 19/7/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các Đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Anh-tin-bai

Đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh

 

Tại điểm cầu tỉnh, đồng chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Chiến, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Liêm, UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Trần Văn Thương, TUV, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

 

Trong 04 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2022, chỉ số chính phủ điện tử của Việt Nam giữ nguyên ở vị trí 86/193 quốc gia vào năm 2022, tuy nhiên, chỉ số dịch vụ công trực tuyến tăng từ hạng 81 lên hạng 76 so với năm 2020, và chỉ số dữ liệu mở tăng từ hạng 97 lên hạng 87 so với năm 2020.

 

Về thể chế chuyển đổi số, từ năm 2020 đến nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để hoàn thiện thể chế cho nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ở nước ta. Quốc hội đã ban hành 03 Luật điều chỉnh tác động trực tiếp tới hoạt động chuyển đổi số quốc gia. Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan đã nỗ lực hoàn thiện các quy định về dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, kết nối và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, và nhiều lĩnh vực khác.

 

Về Kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2021 ước đạt 11,91%, năm 2022 đạt 14,26%, và năm 2023 ước đạt 16,5%. Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đặt ra mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2025 tối thiểu 20%, và năm 2030 tối thiểu 30%.

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19%, và thương mại điện tử tăng 11%, đưa Việt Nam trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á.

 

Về Xã hội số, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng xã hội số, từ việc cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử đến việc triển khai các nền tảng công nghệ số trong nhiều lĩnh vực. Tỷ lệ người dùng Internet và các dịch vụ số ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy kinh tế và xã hội số phát triển mạnh mẽ.

 

Về An toàn thông tin, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Theo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam đứng thứ 25/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN.

 

Tại hội nghị, đại biểu nghe báo cáo và thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phục vụ phát triển kinh tế số, tháo gỡ những tồn tại, điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu dự hội nghị, đồng thời nhấn mạnh chuyển đổi số là một trong những động lực trong phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược trong quá trình phát triển. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo đầu ngành cũng như các địa phương quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo thực hiện; trong đó cần xây dựng cơ sở dữ liệu công “đúng - đủ - sạch- sống”. Thủ tướng nhấn mạnh để chuyển đổi số tạo ra những thuận lợi, mang lại giá trị thiết thực cần hơn nữa việc thực hiện một cách trọng tâm, trọng điểm với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ…

 

theo https://daknong.gov.vn/


Bản in