Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Chuyển đổi số thứ tư, Ngày 13/04/2022, 08:05

Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022


Ngày 12 tháng 4 năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 760/KH-SLĐTBXH Triển khai thực hiện Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022.

 

MỤC TIÊU, YÊU CẦU

 

1. Mục tiêu chung

 

- Xây dựng, phát triển chính quyền số toàn diện, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của cơ quan, đơn vị lên môi trường số, bảo đảm an toàn thông tin.

- Phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) toàn diện vào các lĩnh vực của ngành, góp phần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 phục vụ công chức, viên chức, cá nhân và doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho công chức, viên chức.

- 100% các văn bản của đơn vị được trao đổi dưới dạng văn bản điện tử và được ký số (trừ văn bản mật, văn bản có độ phức tạp cao không thể số hóa được) thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eOffice) và hộp thư công vụ.

- Triển khai thực hiện ứng dụng hiệu quả các phần mềm như: dịch vụ công (một cửa điện tử); quản lý nhân sự; báo cáo của thanh tra; báo cáo kinh tế -xã hội; chấm điểm cải cách hành chính; kế toán hành chính sự nghiệp (Misa); ISO điện tử.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị.

 

2. Mục tiêu cụ thể

 

- 92% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước thực hiện bằng điện tử (trừ văn bản bí mật theo quy định của pháp luật).

- Trên 75% tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc bí mật theo quy định của pháp luật).

- Trên 50% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tạo nền tảng phát triển chính quyền số, mở dữ liệu và khai báo cho người dân để cung cấp dịch vụ công kịp thời.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được phổ biến và tích hợp lên Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được đánh giá trên Cổng dịch vụ công đạt trên 90%.

- Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ theo quy định.

- 95% máy tính đủ điều kiện cài đặt phần mềm phòng chống mã độc tập trung của tỉnh.

- 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

- 100% tỷ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở (CBCCVCLĐ) được phổ biến, quán triệt thường xuyên về trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% cán bộ theo dõi công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

 

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

 

- Thường xuyên rà soát, góp ý sửa đổi những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số.

- Tiếp tục triển khai, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.

 

2. Phát triển chính quyền số

 

a) Phát triển hạ tầng số và các hệ thống nền tảng

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin, phát triển hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị.

- Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ thực hiện chuyển đổi toàn bộ địa chỉ giao thức Internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6).

b) Phát triển dữ liệu và các ứng dụng, dịch vụ

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chức năng, tính năng Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Hệ thống quản lý hồ sơ công chức, viên chức (quản lý nhân sự); Hệ thống quản lý lưu trữ lịch sử điện tử; Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống quản lý công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

- Lựa chọn, tổ chức xây dựng, phát triển, triển khai các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện bố trí nguồn lực thực hiện; kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh.

- Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp, bảo đảm khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên không gian mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra.

- Đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin và cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị. Triển khai một số dịch vụ cung cấp các thông tin cập nhật về nguy cơ tấn công mạng và các dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ.

d) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Lồng ghép vào các cuộc hội, họp nhằm truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

- Tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số gắn với cải cách hành chính, công vụ cho đội ngũ CCVCLĐ.

- Tổ chức, phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành cho CCVCLĐ theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị.

- Rà soát, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức phụ trách công nghệ thông tin; bố trí, sắp xếp lực lượng công chức, viên chức kỹ thuật phục vụ triển khai, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

 

3. Phát triển xã hội số

 

- Phối hợp, tham gia tích cực các khóa học, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho CCVCLĐ; từng bước phát triển công dân số.

- Tham gia triển khai, phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh dùng chung trên địa bàn tỉnh như: giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông, giám sát thông tin trên môi trường mạng, giám sát an toàn thông tin…; chú trọng việc kế thừa phát triển và hoạt động kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu để bảo đảm đồng bộ và hiệu quả.

 

Toàn văn nội dung Kế hoạch được đăng tải tại đây:

 

 


Bản in

Xem danh sách chi tiết