Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Trẻ em và bình đẳng giới thứ năm, Ngày 28/11/2024, 14:27

Thực hiện Bình đẳng giới từ những Điều nhỏ nhất


Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới là mục tiêu số 5 về phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết với cộng đồng thế giới. Bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là nền tảng cần thiết cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững. Mục tiêu hướng đến việc chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi. Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của phụ nữ, phụ nữ có cơ hội bình đẳng trong vai trò lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. 

 

Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 09/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đề ra kế hoạch hành động về bình đẳng giới thông qua các hoạt động: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở các cấp và quá trình ra quyết định liên quan đến chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp.

 

Trong gia đình, trước đây, chúng ta vẫn quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ tần tảo trong những gian bếp, những công việc nội trợ, gia đình. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những hình ảnh nam giới, những người chồng, người cha cùng san sẻ, thậm chí nhận gánh vác hoàn toàn những công việc ấy. Quan niệm về công việc nội trợ chỉ giành riêng cho phụ nữ đã dần thay đổi trong nhiều gia đình.

 

Việc chồng đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp nhiều hơn vợ không còn là chuyện hiếm thấy trong các gia đình trẻ, nơi cả vợ và chồng đều bận rộn với công việc riêng của mình. Trách nhiệm kinh tế được chia sẻ thì họ cũng không còn đặt nặng việc nhà theo những chuẩn mực cũ như thời ông bà, cha mẹ mình. Họ làm việc nhà bởi đó là trách nhiệm chung của cả vợ và chồng. Khi đó, bố mẹ là tấm gương để những đứa trẻ học được những bài học sinh động và quý giá về bình đẳng giới.

 

Luật Bình đẳng giới quy định: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới là các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Mặt khác, tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định Bình đẳng giới trong gia đình: Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

 

(Ảnh minh họa, nguồn từ internet)

 

Bình đẳng giới không phải là vấn đề gì quá xa lạ mà là từ những điều nhỏ nhất, bắt đầu từ trong gia đình. Nhận thức về giới, hay ý niệm về bình đẳng giới trong gia đình có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ. Những hành xử mà trẻ em được chứng kiến thường xuyên hoặc thực hành từ nhỏ là yếu tố chủ đạo hình thành tính cách của trẻ trong tương lai. Vì vậy, hành xử bình đẳng của cha mẹ trong gia đình lâu dần sẽ trở thành hành động xuất phát từ trái tim của trẻ, những công dân văn minh trong tương lai./.

                                                                              

       Nguyễn Thị Ngọc


Bản in