Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Bảo trợ xá hội và phòng chống tệ nạn thứ ba, Ngày 30/06/2020, 20:19

Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đăk Nông thực hiện kiểm tra công tác hỗ trợ Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội


      Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đăk Nông thực hiện kiểm tra công tác hỗ trợ Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

      Ngày 27/5/2020, Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đăk Nông đã ban hành Kế hoạch số 1095/KH-SLĐTBXH về việc Kiểm tra công tác hỗ trợ Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

      Theo đó, công tác kiểm tra thực tế được triển khai vào các ngày 02/6, 03/6; 04/6 và 18/6 tại địa bàn các huyện Đăk Glong, Krông Nô, Cư Jút và Tuy Đức.

      Kết quả kiểm tra cho thấy UBND cấp huyện, cấp xã đã quán triệt đến các cơ quan, đơn vị trong địa phương thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thực sự sâu, rộng đến mọi đối tượng, người dân; việc triển khai rà soát đối tượng đủ điều kiện hưởng hỗ trợ về cơ bản đã thực hiện cẩn thận, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; Công tác bố trí ngân sách, tiến độ triển khai thực hiện hỗ trợ cho người dân cơ bản đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. Thủ tục nhận hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi hết sức như (trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, điểm chỉ nhận đối với người dân không biết chữ, một số đối tượng tàn tật, người già,… được cán bộ chi trả đến tận nhà cho ký nhận…), vừa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý để kịp thời hỗ trợ cho người dân trong giai đoạn khó khăn.Việc chi trả được thực hiện dưới sự giám sát của các ban ngành, đoàn thể địa phương như cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp xã, cán bộ Lao động – TB&XH, đại diện Công an xã, cán bộ thon, bon, tổ dân phố,… phần nào hạn chế tối đa việc sai sót, trục lợi và đảm bảo chính xác người nhận, số tiền được ký nhận; Các đối tượng được nhận hỗ trợ kịp thời, đúng định mức quy định.

      Việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là việc làm chưa có tiền lệ, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Do đó, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; Công tác triển khai thực hiện nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng và tự giác tìm hiểu thông tin về chính sách, tự giác chia sẻ của cả cộng đồng, vì vậy, cơ bản ngay từ khâu tuyên truyền, triển khai gói hỗ trợ đa số người dân đã nắm bắt được và đồng hành cùng cán bộ các cấp trong việc rà soát, kê khai, tiếp nhận hỗ trợ.

      Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cụ thể như quá trình niêm yết danh sách của các xã không nhận được các ý kiến phản hồi, thắc mắc từ người dân nên công tác rà soát đối tượng, chốt danh sách trình lên cấp trên tại một số địa phương có sai sót, dẫn đến quá trình hỗ trợ bị thiếu hoặc thừa so với thực tế. Một số địa phương đến nay mới có báo cáo phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo sau thời điểm có quyết định phê duyệt danh sách nên hiện nay chưa thể bổ sung để chi trả; Một số địa phương tới thời điểm hiện nay chưa chi trả xong,… đây là chính sách đột xuất lần đầu tiên thực hiện nên gặp nhiều vướng mắc, cán bộ chi trả phải vừa làm vừa tìm hiểu và tham khảo từ cấp trên, từ đơn vị khác nên đến nay chưa hoàn thiện hồ sơ để thực hiện việc thanh quyết toán.

      Nguyên nhân cơ bản là do Đăk Nông là tỉnh có địa hình đồi núi phức tạp, có những Bon, buôn cách xa trung tâm xã, huyện nên thông tin tuyên truyền về dịch bệnh, về quyền lợi của người dân trong việc thụ hưởng chính sách hỗ trợ đột xuất chưa thực sự kịp thời; đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận thông tin, chính sách còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình rà soát, kê khai, hoặc ngay cả việc tiếp nhận nguồn hỗ trợ. Một số hộ nghèo đi làm ăn xa, chính quyền địa phương không liên lạc được và cũng không ủy quyền cho người thân nhận nên phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ chi trả tiền hỗ trợ.

      Kết quả kiểm tra thực tế: Tính tới thời điểm kiểm tra (ngày 02/6/2020) toàn huyện Đăk Glong chi trả được khoảng 91 %, trong đó đối tượng người có công khoảng 98%; 90% đối tượng Bảo trợ xã hội và 85% đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tuy nhiên, qua báo cáo nhanh của Phòng Lao động – TB&XH huyện tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra thì trên địa bàn huyện còn sót khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; tại xã Đăk Som quá trình rà soát bị sót lại khoảng trên 30 hộ nghèo, hộ cận nghèo, dẫn đến trong Quyết định phê duyệt danh sách chưa có tên, chỉ đến khi chi trả thực tế, người dân mới có ý kiến phản hồi để cán bộ Lao động – TB&XH các xã tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu lại. Tại huyện Krông Nô, tính tới thời điểm kiểm tra (ngày 03/6/2020) toàn huyện chi trả được khoảng 96% đối tượng, trong đó đối tượng Người có công hoàn thành 100%; 98% đối tượng Bảo trợ xã hội và 90% đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, Tại huyện Cư Jút, tới thời điểm kiểm tra (ngày 04/6/2020) toàn huyện chi trả được gần 100% đối tượng, trong đó đối tượng Người có công hoàn thành 100%; 99% đối tượng Bảo trợ xã hội và 99,5% đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, Và tại huyện Tuy Đức: Tính tới thời điểm kiểm tra (ngày 18/6/2020) toàn huyện chi trả được 96% đối tượng, trong đó đối tượng Người có công hoàn thành 100%; 99% đối tượng Bảo trợ xã hội và 90% đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

      Tại các buổi kiểm tra, làm việc trực tiếp với UBND các xã, đoàn kiểm tra của Sở Lao động - TB&XH đề nghị trong thời gian tới cần tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân như: đề nghị đối tượng nếu đi làm ăn xa, không trực tiếp về xã để nhận hỗ trợ thì ủy quyền cho người thân nhận thay, hoặc chủ động mời đại diện gia đình, có sự tham gia và giám sát của cán bộ chi trả, cán bộ mặt trận, công an xã, cán bộ thôn, bon, cho người thân của hộ dân ký biên bản giao nhận tiền nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch, kịp thời và hợp pháp… để kịp thời hoàn tất các chứng từ thanh quyết toán với đơn vị cấp trên; cập nhật cơ sở dữ liệu các đối tượng hỗ trợ, cập nhật thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Đối với đối tượng còn bị bỏ sót trong quá trình rà soát, lập danh sách, UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời báo cáo về UBND cấp huyện để thống kê, lập danh sách gửi Sở Lao động – TB&XH xem xét, thống kê, xin ý kiến Bộ Lao động – TB&XH và UBND tỉnh tiến hành chi hỗ trợ bổ sung.

                                                                                       Người viết bài - Nguyễn Thị Linh


Bản in

Xem danh sách chi tiết