Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Bảo trợ xá hội và phòng chống tệ nạn thứ sáu, Ngày 12/04/2019, 15:13

Hỗ trợ nạn nhân theo hướng lấy nạn nhân làm trung tâm


Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị, địa phương, năm 2018, cả nước phát hiện 211 vụ mua bán người, 276 đối tượng, các lực lượng chức năng giải cứu, tiếp nhận 386 nạn nhân. Hầu hết các nạn nhân bị mua bán trở về bị tổn thương nặng nề về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe giảm sút do bị ép buộc lao động làm việc quá sức, bị đánh đập, tra tấn, bị giam giữ, bị bóc lột tình dục, bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác. Tinh thần hoảng loạn, không ổn định do sợ hãi, bị đe dọa, bị mua đi bán lại nhiều lần, thậm chí có một vài trường hợp bị xâm hại cả tính mạng. Do vậy, công tác hỗ trợ nạn nhân, giúp họ ổn định sức khỏe, tâm lý hòa nhập với cộng đồng ổn định cuộc sống là hết sức cần thiết, song làm thế nào để trợ giúp những người bị mua bán đạt hiệu quả là câu hỏi luôn khiến người làm công tác này trăn trở.

 

Trong bối cảnh hiện nay: nghèo đói, xung đột vũ trang, các thảm họa tự nhiên, an ninh lương thực… khiến cho nhiều người di cư từ vùng này, quốc gia này sang lãnh thổ, quốc gia khác an toàn hơn. Họ có thể di cư bằng các con đường khác nhau và trở thành những người tị nạn. Những người này đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người. Theo báo cáo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2017 có 40,3 triệu nạn nhân là nô lệ hiện đại trên toàn cầu bao gồm: cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, cưỡng bức hôn nhân, lấy một phần cơ thể… Nạn nhân của tội phạm mua bán người có sự khác biệt rất lớn về giới tính, trong đó phần lớn những người bị mua bán là phụ nữ, trẻ em gái, đây là những người yếu thế, dễ bị tổn thương (Theo báo cáo của tổ chức UNODC về mua bán người cho thấy có sự khác biệt lớn về giới giữa nạn nhân nam và nạn nhân nữ, trong đó tỷ lệ nạn nhân là nữ và trẻ em gái luôn chiếm tỷ cao trên 70%). Công tác hỗ trợ để đạt được hiệu quả cần có sự quan tâm đặc biệt đến sự khác biệt về giới tính của người bị mua bán.

 

Tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình phức tạp và thường xuyên đòi hỏi những dịch vụ đầy đủ và đa dạng dành cho nạn nhân bị mua bán (và đôi lúc là cả gia đình của họ). Nạn nhân bị mua bán có thể có những nhu cầu ngắn và dài hạn khác nhau - ví dụ: nhu cầu về mặt sức khỏe thể chất, tâm lý, giáo dục, nghề nghiệp, xã hội và kinh tế. Nạn nhân bị mua bán thường sẵn có những điểm dễ bị tổn thương về mặt cá nhân, xã hội và kinh tế, những điều này cũng cần được giải quyết để đảm bảo môi trường thuận lợi cho tái hòa nhập thành công. Thực tế, những nhu cầu trợ giúp và tái hòa nhập cũng mang tính chất cá nhân rất cao và thường là rất phức tạp. Khả năng tái hòa nhập thành công thường phụ thuộc vào việc nạn nhân bị mua bán đã vượt qua những bước khác, bao gồm xác định nạn nhân chính thức, quy trình quay trở về an toàn, tiếp cận các dịch vụ phù hợp. Đáp ứng được những nhu cầu phức tạp và đa dạng này thường đóng vai trò chủ chốt trong việc những nạn nhân bị mua bán có thể phục hồi sau khi thoát khỏi tình trạng bị mua bán và có thể tái hòa nhập thành công vào gia đình và cộng đồng của họ. Bởi vậy, quá trình hỗ trợ người bị mua bán cần lấy nạn nhân làm trung tâm./.

 

Theo: http://pctnxh.molisa.gov.vn


Bản in