Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Bảo trợ xá hội và phòng chống tệ nạn thứ hai, Ngày 23/09/2019, 11:04

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một trong những "điểm sáng" trong các chính sách giảm nghèo


Hiệu quả của chính sách xã hội đã khẳng định phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Điều này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đánh giá: "Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một trong những "điểm sáng" trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng mối liên kết giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với các tổ chức xã hội, đoàn thể và người nghèo.

 

IMG-0586_1.JPG

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 chủ trì Hội nghị

 

Ngày 23/9/2019, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức “Hội nghị trực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững”. 

 

Dự và chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú; Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cùng các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; đại diện các Bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan và đại biểu tại 63 điểm cầu trong toàn quốc.

 

Tập trung thiết kế chính sách Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng cho biết: Cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình giảm nghèo từ nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của cộng đồng và doanh nghiệp và các địa phương, cả nước đã thực hiện đạt và vượt mục tiêu giảm nghèo mà Quốc hội, Chính phủ giao hàng năm, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,55%, (bình quân giảm 300 ngàn hộ/năm), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm 5,5%/năm; cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được cải thiện, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên.

 

 "Trong quá trình tổ chức thực hiện, đã có nhiều mô hình, sáng kiến giảm nghèo được hình thành và nhân rộng, nhiều gương điển hình vươn lên như tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo đã trở thành “điểm sáng” trong cả nước, điều đặc biệt là lại được hình thành mang tính “tiền phong, lan tỏa” ở với vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Ba Chẽ, Bình Liêu (Quảng Ninh), Con Cuông, Tân Kỳ (Nghệ An). Điều này chứng tỏ các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội đã thực sự phát huy tác dụng, có hiệu quả, là điểm tựa để khơi dậy ý chí vươn lên của chính người nghèo, trong đó phải kể đến chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo trong những năm qua đã trở thành chính sách trụ cột trong hệ thống chính sách giảm nghèo Việt Nam" - Thứ trưởng Lê Tấn Dũng thông tin.
 
IMG-0591.JPG
Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, không chỉ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sự liên kết, thông thương hàng hóa, mà đòi hòi phải có có cơ chế để người nghèo tiếp cận được nguồn vốn, tổ chức phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ chi phí học tập cho con em hộ nghèo, cải thiện nhà ở, môi trường và nước sinh hoạt…, chỉ thông qua tín dụng chính sách, mới thực sự giúp cho người nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống, tiếp cận đầy đủ hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản từ đó nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
 
Với cách tổ chức các điểm giao dịch trực tiếp tại xã, với việc giải quyết thủ tục nhanh gọn, người nghèo vay vốn không phải đảm bảo tài sản, định mức cho vay được tăng dần qua các năm cho phù hợp với thực tiễn, lãi suất cho vay ưu đãi, đối tượng được mở rộng cả hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo  được vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nhận ủy thác, điều này đã thêm một lần nữa khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi là chính sách của người nghèo, phù hợp với chủ trương sửa đổi, tích hợp chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội, đó là chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả để giúp người nghèo có ý chí, nghị lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
 
Theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã chuẩn bị kết thúc, từ nay đến 2020, chúng ta phải tập trung vào việc đề xuất, thiết kế Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2021-2025, cũng như xây dựng các tiêu chí để xác định đối tượng hộ nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, theo hướng hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, hỗ trợ tạo điều kiện để thoát nghèo bền vững, trong đó tín dụng ưu đãi là chính sách mang tính nền tảng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
 
Để nhìn lại được bức tranh toàn cảnh về vai trò, vị trí và hoạt động của tín dụng chính sách trong giai đoạn vừa qua, trong kế hoạch hoạt động trong năm 2019, Ban chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 quyết định tổ chức “Hội nghị trực tuyến về vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững".
 
IMG-0602.JPG
Điểm cầu trực tuyến 
 
Gần 8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
 
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã phát huy hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, có tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
 
Đến 31/8/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823 tỷ đồng, tăng 57.295 tỷ đồng (tăng 40,2%) so với 31/12/2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 9,7%, với gần 6,6 triệu khách hàng còn dư nợ.
 
Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào các chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 98% tổng dư nợ.
 
Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao (chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên và giải quyết việc làm), đến nay tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện hơn 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác cho NHCSXH thực hiện. Vốn tín dụng chính sách đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, trong đó tập trung ưu tiên cho vay khu vực DTTS và miền múi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
 
Trong giai đoạn 2016 đến 31/8/2019, đã có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt 221.693 tỷ đồng; góp phần giúp trên một triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 775 nghìn lao động (trên 17 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); gần 200 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 4,9 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 108 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo.
 
Tín dụng chính sách xã hội được thiết kế với một chuỗi các sản phẩm tín dụng để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tiến trình phát triển của họ, theo nguyên tắc ưu tiên hộ nghèo rồi đến hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đã tạo thành một hệ thống chính sách đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ đa chiều cho người dân không chỉ giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững.
 
Với cách thức hoạt động nghiệp vụ sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tổ chức gần 11 nghìn Điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc và gần 200 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại 100% thôn, ấp, bản, làng.
 
Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đã được khẳng định phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Điều này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đánh giá: “Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một trong những “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng mối liên kết tốt giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với các tổ chức, đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng.
 
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của tín dụng chính sách xã hội thời gian qua vẫn còn những khó khăn, thách thức, đó là: Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách; Chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều, tại một số vùng, địa phương tỷ lệ nợ quá hạn còn cao; Đối tượng thụ hưởng tại một số chương trình tín dụng như cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi mới chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định, các hộ gia đình có mức sống trung bình chưa được tiếp cận; Tại một số nơi, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.
 
Tại các điểm cầu trực tuyến, các ý kiến phát biểu của các ngành, địa phương đã đi sâu phân tích kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững, đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành nâng mức đầu tư hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đặc biệt là tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn ; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động giảm nghèo từ đó xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện. Lồng ghép nguồn lực để triển khai thực hiện, kinh nghiệm đặc thù của từng địa phương, nhân rộng điển hình các thôn bản thực hiện tốt, đổi mới phương thức thực hiện cơ chế chính sách, hạn chế tối đa việc cho không, xây dựng chính sách cho vay có điều kiện…

 

Theo: http://molisa.gov.vn


Bản in