Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
0
8
2
2
3
4

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Bản in
Bảo trợ xá hội và phòng chống tệ nạn thứ hai, Ngày 22/11/2021, 11:13

UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025


Ngày 12/11/2021, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch số 769/KH-UBND về thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025.

 

Thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng công tác tuyên truyền phòng, chống mại dâm vẫn luôn được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, lồng ghép thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó góp phần chuyển tải các nội dung đến nhân dân, nâng cao nhận thức đối với công tác này…

 

Nhằm duy trì các mục tiêu, kết quả đạt được của giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, ngăn chặn phát sinh các tụ điểm mới phức tạp liên quan đến hoạt động mại dâm, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

 

Qua đó, tăng cường sự đồng thuận, quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, giảm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm trên địa bàn tỉnh.

 

Đồng thời, lồng ghép hiệu quả chương trình phòng, chống mại dâm với các Chương trình an sinh xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. Giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm, hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người bán dâm; đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội giúp họ hòa nhập cộng đồng bền vững.

 

Hình ảnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các Lớp đào tạo nâng cao năng lực cho thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh về thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn cơ sở

 

Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có ít nhất 80% xã, phường, thị trấn tổ chức được các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm bằng hình thức phù hợp và được duy trì thường xuyên, trong đó tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

 

Phấn đấu ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 60% người lao động tại các khu công nghiệp; 80% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm; thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp ít nhất một tháng một lần.

 

Phấn đấu 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm;

 

Tỉnh cũng đề ra mục tiêu 100% các huyện, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

 

Phấn đấu 100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại và xử lý kịp thời;

 

Bên cạnh đó hàng năm, phát hiện tăng từ 3 - 5% số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm; tổ chức kiểm tra ít nhất 50% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; đến năm 2025, 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất một lần.

 

Toàn tỉnh ít nhất 30% các huyện, thành phố xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm;

 

Phấn đấu ít nhất 60% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hôi, hòa nhập cộng đồng; ít nhất 70% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh và 60% ở cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng với người bán dâm.

 

UBND tỉnh cũng đề ra mục tiêu 100% đối tượng hoạt động mại dâm có hồ sơ quản lý được khám, tư vấn tầm soát sàng lọc HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục định kỳ hàng năm.

 

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tệ nạn mại dâm cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa bàn, cơ sở; thực hiện hoạt động tuyên tuyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật, kiến thức về phòng, chống mại dâm cho học viên tại cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình hỗ trợ giảm hại đối với người bán dâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Nguồn tin: Đỗ Văn Quỳnh


Bản in